Những ngày vừa qua, nền nhiệt độ tại Hà Nội và khu vực Bắc Bộ luôn ở mức nắng nóng, có nơi nền nhiệt xấp xỉ 40 độ C.
Theo dự báo của chuyên gia, mùa hè năm nay sẽ nóng hơn năm ngoái, mỗi đợt nắng nóng dự kiến kéo dài khoảng từ 5 đến 7 ngày. Trong thời gian tới, sẽ vẫn còn xuất hiện nhiều đợt nắng nóng và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc, bao gồm cả ở miền bắc, miền trung và miền nam.
Đi kèm với nắng nóng, lượng điện tiêu thụ tại khu vực phía bắc cũng tăng đột ngột, khiến tình trạng cung cấp điện gặp khó khăn và bị cắt điện liên tục.
Để chống nóng cho nhà ở vào những ngày mùa hè oi bức, mọi gia đình thường sử dụng đến quạt và điều hòa để làm mát cho ngôi nhà của mình.
Vậy 9 giải pháp chống nóng cho nhà ở vào mùa hè oi bức, vừa giúp chống nóng vừa giảm chi phí tiền điện đó là gì. Xin mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây cùng Trung Mỹ nhé.
Dùng đá lạnh đặt trước quạt giúp giảm bớt độ nóng
Đối với những phòng không có máy lạnh / máy điều hòa nhiệt độ thì cách làm mát phòng bằng đá lạnh này khá quen thuộc. Cho đá tảng lớn đá vào một chậu lớn, sau đó đặt chậu trước quạt gió, tạo ra làn gió mát, mù sương đem lại cảm giác mát mẻ trong những ngày nóng.
Lau sàn nhà thường xuyên giúp cho phòng bớt nóng
Thường xuyên lau sàn nhà để làm mát phòng kín đơn giản mà hiệu quả. Có thể thêm vài viên đá rải ra sàn nhà và để sàn khô tự nhiên, trời nắng nóng sàn sẽ rất nhanh khô.
Tạo bóng râm xung quanh nhà giúp ngăn sự hấp thụ nhiệt độ của ánh nắng mặt trời mùa hè
Bạn có thể lắp thêm các mái hiên vào cửa chính, cửa sổ và lắp thêm rèm để làm giảm sự tác động của ánh nắng mặt trời vào căn phòng của bạn.
Bên cạnh đó, bạn nên trồng thêm nhiều cây xanh xung quanh để tạo bóng râm che mát.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện không cần thiết trong phòng kín
Các thiết bị điện tỏa ra nhiệt năng trong khi sử dụng, nó làm cho căn phòng nóng hơn. Nếu phải sử dụng đồ điện tử, bạn nên bố trí đặt ở xa phòng ngủ, tránh để các thiết bị điện làm tăng nhiệt độ phòng của bạn.
Các thiết bị điện như bóng đèn khi sử dụng quá nhiều cũng sẽ là nguyên nhân khiến cho nhiệt độ trong ngôi nhà nóng hơn tới vài độ C, bởi lượng nhiệt của bóng đèn tỏa ra trong quá trình hoạt động. Vì vậy, vào mùa hè nên có những biện pháp sử dụng các thiết bị điện sao cho hiệu quả, không nên sử dụng rải rác khắp nhà.
Khi không cần sử dụng tới các thiết bị điện đó nữa thì bạn nên tắt đi, như vậy vừa giúp tiết kiệm được nguồn điện năng tiêu thụ vừa giúp ngôi nhà trở nên mát mẻ và dễ chịu.
Đóng cửa vào những khi trời nắng nóng
Hàng ngày, vào khoảng 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều là lúc mặt trời chiếu sáng gay gắt nhất, bạn nên đóng cửa sổ lại và che rèm để không cho ánh nắng mặt trời vào phòng và mở cửa ra vào trời tối mát hoặc khi có mưa. Đây là một trong những cách chống nóng tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng cực kỳ hiệu quả cho ngôi nhà vào mùa hè.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng nhà ở thì có khoảng 30% lượng nhiệt đi vào trong nhà là thông qua đường cửa sổ.
Vậy nên, vào những ngày trời mùa hè nóng bức bạn nên đóng kín các cửa sổ vào ban ngày để hạn chế được lượng nhiệt từ mặt trời đi xuyên vào ngôi nhà, đặc biệt là các cửa sổ có vị trí ở hướng tây và tây nam.
Lắp rèm cửa giúp giảm nắng nóng
Đối với các cửa sổ làm bằng vật liệu nhôm kính sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời cao hơn cửa gỗ, vì vậy đóng cửa sổ bằng nhôm kính bạn nên lắp thêm rèm che giúp ngăn nguồn nhiệt tỏa ra từ mặt trời vẫn đi vào được bên trong ngôi nhà.
Lưu ý khi lắp rèm cửa nên chọn sử dụng các loại rèm màu pastel, màu xanh, màu ghi xám hay màu kem,... để hạn chế khả năng hấp thụ nhiệt.
Sử dụng quạt và điều hòa hợp lý
Đối với phòng không có điều hòa, chỉ sử dụng quạt, vào buổi tối khi nhiệt độ đã giảm xuống, nên mở cửa sổ và đặt quạt gần cửa sổ để có thêm luồng gió và không khí tự nhiên ngoài trời.
Bên cạnh đó nếu căn phòng hay ngôi nhà chưa đủ mát thì có thể sử dụng thêm một chậu nước đá đặt phía trước quạt để giúp không khí trong ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn.
Với những gia đình sử dụng điều hòa, nên lưu ý chênh lệch nhiệt độ ở ngoài trời với trong nhà khoảng từ 8 - 10 độ C để tránh bị sốc nhiệt giữa phòng bật máy lạnh với ngoài trời. Bật điều hòa ở nhiệt độ 26 độ C được cho là mức thích hợp nhất vừa giúp bạn có nguồn không khí mát, vừa tiết kiệm được điện năng tiêu thụ cũng như giúp cho bạn tránh được tình trạng đau đầu, chóng mặt khi bước từ phòng lạnh ra ngoài trời.
Lưu ý, sau khi phòng đã đạt đến nhiệt độ cài đặt, nên bật thêm chế độ cấp ẩm để tránh trường hợp da bị khô, mất nước.
Trồng thêm cây xanh
Trồng thêm cây xanh trong nhà cũng là cách làm giảm nhiệt độ phòng và giúp thanh lọc không khí và mang đến cho bạn không gian sống mát mẻ và trong lành hơn.
Một số loại cây có thể trồng trong phòng và giúp bạn có giấc ngủ ngon là: Cây dành dành, Cây thường xuân, Hoa cúc đồng tiền, Cây lan ý, Cọ cảnh...
Bạn nên trồng thêm các chậu hoa, cây dây leo hoặc giàn hoa leo bên ngoài hiên nhà, ban công, sân thượng để hạn chế hơi nóng bên ngoài hấp thụ vào trong phòng.
Lót sàn nhà, sàn ban công và sân thượng bằng sàn gỗ tự nhiên
Nếu sàn nhà, sàn ban công hoặc sân thượng bằng gạch sẽ nhanh hấp thụ năng nhiệt năng lượng mặt trời và giữ nhiệt lâu thì lót sàn bằng gỗ sẽ làm giảm hấp thụ nhiệt giúp chống nóng cho căn phòng của bạn.
Tham khảo chậu trồng cây và ván sàn chống nóng tại đây
Với 9 gợi ý cách làm mát phòng đơn giản trên, hy vọng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong những ngày nắng nóng oi bức nhé.